Thứ 6 - 26/02/2016
Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Kết quả và bài học kinh nghiệm trong công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Trong thời gian vừa qua, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức triển khai quyết liệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật, các chương trình, kế hoạch của Chính phủ, của các bộ, ngành Trung ương. Công tác cai nghiện, quản lý sau cai và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm thực hiện.

Về cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch công tác cai nghiện, quản lý sau cai giai đoạn 2016 - 2020 theo Kế hoạch số 1009/KH-UBND ngày 03/02/2016 của UBND tỉnh về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra (tính đến hết tháng 9/2020). Cụ thể: Cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng 1.801/750 lượt người, đạt 240,13%, tăng 481 lượt người so với giai đoạn 2011-2015. Cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện 1.163/750 lượt người, đạt 155,06%, tăng 494 lượt người so với giai đoạn 2011-2015. Cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai 4.100/1.500 lượt người, đạt 273,33%, tăng 1.720 lượt người so với giai đoạn 2011-2015. Dạy nghề tại Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai cho 825/700 người cai nghiện bắt buộc, đạt 117,85%. Hỗ trợ vốn, tạo việc làm cho 846 người sau cai nghiện đạt 56,4%. 100% cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại cộng đồng tham gia công tác dự phòng và điều trị nghiện, cán bộ tư vấn và điều trị nghiện ma túy trong các cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn và cấp chứng chỉ. 100% người hoàn thành cai nghiện tại Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai được quản lý sau cai nghiện ma túy với các hình thức phù hợp.

ccpctnxh03122020-1.png 
Tư vấn giới thiệu việc làm cho học viên chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồngtại Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai

Tỉnh đã xây dựng mới Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai; thành lập mới và duy trì hoạt động 06 Cơ sở Điều trị cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng tập trung cấp huyện, 106 Điểm tư vấn hỗ trợ điều trị nghiện ma túy cấp xã và 111 Đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã.

 

Lễ ra mắt Điểm tư vấn hỗ trợ điều trị nghiện ma túy xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ


Từ những kết quả trên, đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy chỉ đạt hiệu quả cao khi phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền. Thống nhất quan điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo từ cấp tỉnh đến cơ sở, sự vào cuộc, phối hợp, chỉ đạo quyết liệt của các ngành, các cấp trong công cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy.

Hai là, coi trọng đổi mới, tiến hành thường xuyên, liên tục công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trong công tác cai nghiện, quản lý sau cai để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, bảo đảm phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng cụ thể.

Ba là, duy trì, củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng cấp xã, Điểm tư vấn hỗ trợ điều trị nghiện cấp xã, Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã và cộng tác viên truyền thông về phòng, chống mại dâm và tệ nạn xã hội xã, phường, thị trấn. Thường xuyên tổ chức đào tạo, tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho thành viên Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã, cộng tác viên truyền thông về phòng, chống mại dâm và tệ nạn xã hội xã, phường, thị trấn; thành viên Điểm tư vấn, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng cấp xã; cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy tại các cơ sở và tại gia đình, cộng đồng.

Bốn là, thực hiện đồng bộ các biện pháp từ tuyên truyền, giáo dục, quản lý địa bàn, xử lý vi phạm đến giáo dục, chữa trị phục hồi cho người nghiện ma túy. Thực tế cho thấy nếu địa phương nào chỉ coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục mà không quan tâm công tác quản lý, xử lý thì đối tượng nghiện ma túy không chấp hành nghiêm quy định của pháp luật; ngược lại nếu chỉ tích cực thực hiện các biện pháp xử lý mà không làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, không quản lý chặt chẽ thì đối tượng dễ tái phạm, tái nghiện. Như vậy công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy phải thực hiện đồng bộ các giải pháp mới tạo ra sức mạnh tổng hợp để đấu tranh làm giảm tệ nạn ma túy trên địa bàn. Cấp tỉnh, cấp huyện phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, xử lý, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của cấp xã.

Năm là, các địa phương nhất là cấp xã phải tạo và duy trì nhiều mô hình quản lý, hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện ma túy thì tỷ lệ tái nghiện mới có chiều hướng giảm. Thành lập, duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ sở điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng tập trung cấp huyện và các Điểm tư vấn, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng cấp huyện.

Sáu là, công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy phải được xã hội hóa trên cơ sở thực hiện cơ chế huy động nguồn lực vừa có sự hỗ trợ của Nhà nước vừa huy động mọi nguồn lực trong cộng đồng tham gia. Mỗi khu dân cư, mỗi người dân đều phải tham gia quản lý địa bàn, hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy.

Bảy là, thực hiện đồng bộ các giải pháp, ưu tiên các giải pháp xã hội, chú trọng đầu tư cho dự phòng, cai nghiện tự nguyện để giảm nhu cầu ma túy, đồng thời triển khai các dịch vụ giảm hại, phục hồi và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.

Tám là, tăng cường bố trí các nguồn lực bao gồm nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí, trang thiết bị để thực hiện hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Chin là, tiếp tục nâng cao chất lượng điều trị nghiện ma tuý tại các cơ sở cai nghiện ma tuý và tại cộng đồng; rà soát, quy hoạch các cơ sở cai nghiện và cơ sở cung cấp dịch vụ nhằm giúp cho người nghiện được điều trị, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ giảm hại, hòa nhập cộng đồng bền vững. Phát triển, nhân rộng các mô hình hiệu quả trong công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.

Nguyễn Văn Lương - Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội​

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện, thông tin cung cấp trên Trang TTĐT Sở Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh Đồng Nai

 

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Thu Hiền - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai. 
Địa chỉ: Địa chỉ: 207, Hà Huy Giáp, KP2, Quyết Thắng, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. 
ĐT: 0251.3847.798 - Fax: 0251.3846.186 - Email: sldtbxh@dongnai.gov.vn​ - Website: http://sldtbxh.dongnai.gov.vn​

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai


Chung nhan Tin Nhiem Mang