Thứ 6 - 26/02/2016
Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2022

​         Số vụ tai nạn chết người xảy ra chủ yếu tập trung tại địa phương có nhiều khu công nghiệp, nhiều dự án, công trình đang triển khai hoạt động như: Thành phố Biên Hòa (15 vụ làm chết 15 người), huyện Nhơn Trạch (03 vụ làm 03 người chết), huyện Trảng Bom (06 vụ làm chết 06 người), huyện Long Thành (04 vụ làm chết 04 người)... Địa phương không để xảy ra tai nạn chết người như: huyện Cẩm Mỹ, Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất.

          Nguyên nhân tai nạn lao động nghiêm trọng dẫn đến chết người được phân chia theo ngành, lĩnh vực, vốn đầu tư và yếu tố gây chấn thương như sau:

        - Theo loại hình doanh nghiệp: Loại hình Công ty TNHH, công ty Cổ phần chiếm 68,76 % số vụ với 22 người chết; loại hình doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể chiếm 12,5% số vụ % với 04 người chết; không theo hợp đồng lao động chiếm 18,75% với 06 người chết.

         - Theo vốn đầu tư: Vốn đầu tư trong nước chiếm 81,25 % số vụ với 26 người chết; Vốn đầu tư nước ngoài chiếm 18,75 % số vụ với 06 người chết.

        - Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Xây dựng chiếm 46,88 % số vụ với 15 người chết; sản xuất gỗ chiếm 15,63 % số vụ với 05 người chết; khai thác đá chiếm 6,26 % số vụ với 02 người chết; còn lại là xảy ra ở các lĩnh vực như: sản xuất giày, cao su, cơ khí, thực phẩm, khí đốt, vải, vận tải…với 10 người chết.

        - Các yếu tố gây chấn thương chủ yếu: Ngã cao chiếm 34,38 % số vụ và làm 11 người chết; điện giật chiếm 25 % số vụ và làm 09 người chết; bộ phận truyền động ép chiếm 9,39 % số vụ và làm 03 người chết; vật đè chiếm 18,75 % số vụ và làm 05 người chết; va đập chiếm 3,13 % số vụ và làm 01 người chết; vật đâm chiếm 3,13 % số vụ và làm 01 người chết; vật văng chiếm 3,13 % số vụ và làm 01 người chết; vật nổ chiếm 3,13 % số vụ và làm 01 người chết.

          * Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động:

       - Do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; không tổ chức công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công tác an toàn lao động; máy, thiết bị không bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn; tổ chức lao động và điều kiện lao động không đảm bảo an toàn; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không đầy đủ...

       - Do người lao động: vi phạm quy trình, biện pháp làm việc an toàn; vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động; không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ trong quá trình làm việc...

       - Do người sử dụng lao động và người lao động không tuân thủ và vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh lao động (nguyên nhân hỗn hợp).

          Công tác điều tra, kết luận tai nạn lao động và biện pháp xử lý

        - Tổ chức điều tra, kết luận tai nạn lao động:

       + Trong năm 2022, tham gia điều tra ban đầu 32 vụ tai nạn, trong đó đã công bố kết luận tai nạn lao động là 02 vụ, chưa công bố điều tra nhưng đã thu thập hồ sơ và áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính 03 vụ, 27 vụ chưa công bố kết luận tai nạn lao động do cơ quan cảnh sát điều tra chưa kết thúc điều tra ban đầu. 

       + Đã công bố kết luận 29 vụ tai nạn, cụ thể:15 vụ tai nạn lao động (02 vụ tai nạn lao động xảy ra vào năm 2020; 11 vụ tai nạn lao động xảy ra vào năm 2021; 02 vụ tai nạn lao động xảy ra vào năm 2022) và 14 vụ tai nạn giao thông liên quan đến lao động xảy ra năm 2021 và năm 2022.

       - Áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với 11 đơn vị (10 vụ tai nạn). Tổng số tiền xử phạt là 318.000.000 đồng (Ba trăm mười tám triệu đồng), 10/11 doanh nghiệp đã nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, 01/11 đơn vị đã chấp hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 

       - Không áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với 05 đơn vị đã công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động, cụ thể: 01 vụ hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (tai nạn lao động xảy ra vào tháng 4/2020); 02 vụ nguyên nhân gây ra tai nạn lao động là do bản thân người lao động (đã chết); 01 vụ Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; 01 vụ tai nạn giao thông do trên đường đi công tác.

        Các biện pháp triển khai thực hiện nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động

       Căn cứ vào tình hình và nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động trong thời gian vừa qua, để chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động trong thời gian tới. Trong năm 2023, Thanh tra Sở tham mưu, phối hợp thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

       - Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ mất an toàn lao động trên địa bàn, đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng, khai khoáng, hóa chất, sử dụng điện, cơ khí và làm việc trong không gian hạn chế.

       - Xử lý nghiêm các doanh nghiệp không khai báo, báo cáo khi có tai nạn lao động xảy ra.

      - Phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra và các đơn vị có liên quan tiến hành điều tra và công bố biên bản điều tra tai nạn lao động kịp thời, đúng quy định để giải quyết, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của người bị nạn, thân nhân người bị nạn.

      - Trong năm 2022, số vụ tai nạn lao động xảy ra thuộc lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ lệ 46,88% trên tổng số vụ tai nạn. Do đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên phối hợp với Sở Xây dựng, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, UBND các huyện, thành phố thanh tra về việc thực hiện các quy định pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh để hướng dẫn, ngăn chặn các điều kiện lao động có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và tổng hợp đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật lao động, các quy định của nhà nước trong quản lý công tác an toàn lao động để có những kiến nghị, đề xuất với các cơ quan cấp trên có các hướng dẫn, điều chỉnh các quy định kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn.

       - Triển khai Phiếu tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh có nguy cơ mất an toàn lao động trên địa bàn, đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng, sử dụng điện, cơ khí, gỗ nhằm tuyên truyền và yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh tự kiểm tra, đánh giá, rà soát việc tuân thủ pháp luật lao động. Đồng thời phối hợp với phòng chuyên môn thuộc Sở tăng cường công tác tuyên truyền thông qua lớp tập huấn, hướng dẫn về chính sách, pháp luật lao động, tuyên truyền qua các kênh thông tin đại chúng và ban hành văn bản hướng dẫn, chấn chỉnh đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các đơn vị thi công xây dựng trên địa bàn cần tăng cường triển khai công tác an toàn vệ sinh lao động, chú trọng đến hoạt động đánh giá nguy cơ, rủi ro, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, các yếu tố có hại phát sinh tại nơi làm việc, để người sử dụng lao động và người lao động chủ động phòng ngừa tai nạn lao động do ngã cao, điện giật, đổ sập...xảy ra trong quá trình làm việc.

Một số hình ảnh tại nơi xảy ra tai nạn lao động

01252_800_25022023102027.jpg
Tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP kỹ nghệ ván PB Long Việt - KCN Tam Phước làm 01 người chết do vật đè
02252_800_25022023102027.jpg
Tai nạn lao động xảy ra tai Cơ sở Thiên Phước – xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai làm 01 người chết do máy cuốn
03252_800_25022023102027.jpg
Tai nạn xảy ra tại công trình khu đô thị Aqua City Đồng Nai – xã Long Hưng, Tp. Biên Hòa  làm 01 người chết do vật đè


Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện, thông tin cung cấp trên Trang TTĐT Sở Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh Đồng Nai

 

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Thu Hiền - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai. 
Địa chỉ: Địa chỉ: 207, Hà Huy Giáp, KP2, Quyết Thắng, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. 
ĐT: 0251.3847.798 - Fax: 0251.3846.186 - Email: sldtbxh@dongnai.gov.vn​ - Website: http://sldtbxh.dongnai.gov.vn​

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai


Chung nhan Tin Nhiem Mang