Sáng ngày 28/7/2022, tại Hội
trường Tỉnh ủy Đồng Nai đã diễn ra Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày
05/11/2012 của Ban Bí thư (Khóa XI) và Thông tri số
22-TT/TU ngày 10/7/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh; các đồng
chí: Quản Minh Cường, phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
Phạm Xuân Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã
chủ trì Hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Thái Bảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đặng Minh Nguyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội; đại diện lãnh đạo các Sở, ban ngành và các địa phương.

Đồng chí Quản Minh Cường, phó
Bí thư Tỉnh ủy
phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Quán triệt Chỉ thị số 19-CT/TW ngày
05/11/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; giai đoạn 2012-2022, Tỉnh
ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Đồng thời,
Tỉnh ủy cũng chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin – Truyền
thông, Đài Phát thanh – Tuyền hình, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đẩy mạnh công tác
truyền thông, tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện
công tác này.
Qua báo cáo của Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, từ năm 2010 - 2020, toàn tỉnh đã tổ chức
được 2.224 lớp đào tạo nghề cho 65.579 người lao động nông thôn; trong đó: Nghề
nông nghiệp là 36.098 người, chiếm 55,05%; nghề phi nông nghiệp 29.481 người,
chiếm 44,95%. Có 60.289 người tốt nghiệp, với 54.632 người có việc làm, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề của các khóa đạt 90,62%. Góp phần nâng tỷ
lệ lao động qua đào tạo ở khu vực nông thôn lên 65% cuối năm 2020 (trong đó qua
đào tạo nghề 50%).

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền,
Giám đốc Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội báo cáo tại Hội nghị
Có 28.786 nông dân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp (tại hộ gia đình) học nghề lao động nông thôn; ngoài những kinh nghiệm truyền thống, qua các lớp
học nghề, người nông dân nông thôn đã trang bị cho mình được vốn kiến thức và
những kỹ năng cần thiết để từ đó phát huy được hiệu quả trong sản xuất, nhiều
người đã biết nắm bắt cơ hội và biết ứng dụng tốt những kỹ thuật, khoa học,
công nghệ mới vào trong sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo thêm nhiều
việc làm mới cho nhiều lao động, tăng thêm thu nhập cho mình, gia đình và người
lao động nông thôn, có nhiều cơ hội để giảm nghèo, thoát nghèo bền vững trong
khu vực nông thôn làm giàu cho bản thân, gia đình góp phần nâng cao đời sống của
người dân tại địa phương.
Qua đó, đã góp phần xây dựng
thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh;
tính đến nay, Đồng Nai có 11/11 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới, có
69/120 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, 09 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới
kiểu mẩu và 11 khu dân cư kiểu mẫu.
Nguồn lực tài chính về hoạt động đào
tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước là
chủ yếu; tổng kinh phí thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trong 10 năm là 200.258 triệu đồng (gồm 18.000 triệu đồng là ngân sách của
Trung ương, 182.258 triệu đồng ngân sách của địa phương).

Đồng chí Lê Hữu Thiện phó Chủ
tịch Hội Nông dân tỉnh,
tham luận tại Hội nghị
Tại Hội nghị các
đơn vị có liên quan đã báo cáo tham luận, trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được,
rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải
pháp, cách làm hay để tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn trong giai đoạn tới.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị,
đồng chí Quản Minh Cường, phó Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao những kết quả đạt được
trong 10 năm qua và nhấn mạnh rằng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó đứng đầu là cấp ủy.
Đồng chí đề nghị, thời gian tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải
theo hướng đa ngành, đa nghề, có sự tiếp cận của khoa học - công nghệ mới nhất;
có sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể, đặc
biệt là vai trò của Hội Nông dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
chính quyền các địa phương.


Các tập thể và cá nhân được
khen thưởng tại Hội nghị
Trong giai đoạn tới, theo Phó
Bí thư Tỉnh ủy Quản Minh Cường, việc đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu phát triển
sản xuất của các địa phương. Phát triển sản xuất gắn liền với bảo vệ sản xuất bằng
cách đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn, giải quyết tốt các mâu thuẫn của nông
dân để người dân yên tâm sản xuất. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát để nâng cao hiệu quả và tránh hình thức.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền
thông, tuyên truyền, theo đó, các cấp, các ngành, các đoàn thể đặc biệt là Ban
Tuyên giáo các cấp cần làm tốt công tác tuyên truyền hơn nữa, nhất là tuyên
truyền về ý nghĩa của việc học nghề, chuyển đổi nghề trong giai đoạn hiện nay để
người dân nhận thức được và chủ động tham gia học nghề.

Đồng chí Trần Hữu Hạnh, phó Bí
thư thường trực Huyện ủy Xuân Lộc tham luận tại Hội nghị
Tại Hội nghị, có 42 tập thể và
35 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày
05/11/2012 của Ban Bí thư (khóa XI) và Thông tri số 22-TT/TU ngày 10/7/2013 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
Phòng GDNN